Tay máy Đỗ Anh Tuấn với chiếc máy dã chiến từng được dùng trong Thế chiến II.

 

 

 

Không phải ai cũng biết sử dụng những chiếc máy ảnh cổ này.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc Luftwaffe (hãng Leica) sản xuất cho quân Đức độc nhất vô nhị tại VN đang nằm trong tay anh Thành.

 

 

 

 

 

 

Đèn thời lắp ngoài.

 




Máy ảnh cổ Leica thuộc bộ sưu tập của anh Lê Thành.


Vài nét về máy Leica (Đức)

- 1849: nhà toán học 23 tuổi Carl Kellner (Hirzenhain, Đức) mở Viện "Optical Institute" tại Wetzlar để phát triển thấu kính và kính hiển vi
- 1851: những thấu kính và kính hiển vi đầu tiên được giới thiệu ra thị trường
- 1855: Carl Kellner, vợ ông "tiếp quản" sự nghiệp của chồng với 12 người giúp việc
- 1865: Ernst Leitz làm đối tác của Cty Carl Kellner
- 1869: Ernst Leitz trở thành lãnh đạo duy nhất của Cty
- 1920: Ernst Leitz qua đời, con trai của ông, Ernst Leitz II tiếp tục sự công việc của cha
- 1924: Ernst Leitz II cho sản xuất máy ảnh hàng loạt do Oskar Barnack thiết kế, số công nhân lên đến 1.000.
- 1925: tại hội chợ Xuân ở Leipzig, chiếc máy ảnh hiệu Leica đầu tiên ra mắt
- 1956: Ernst Leitz II qua đời, thế hệ Ernst Leitz III gồm Ludwig Leitz và Günther Leitz tiếp tục công việc gia truyền
- 1987: tập đoàn Wild Leitz đã có 9000 công nhan
- 1990: Wild Leitz sáp nhập với The Cambridge Instrument Company thành lập tập đoàn Leica Holding B.V
- Từ 1990-2004: Leica là một trong những tên tuổi hàng đầu thế giới về sản xuất máy ảnh và thấu kính.

Lắp các bộ phận của máy trước khi chụp cũng là cả một vấn đề.

 

 

 

 

Nhiều chiếc máy cổ có tiền cũng tìm không ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh Tuấn "cận" say sưa với chiếc máy MAMIYA (Nhật) sản xuất trước Thế chiến II.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy ảnh cổ hiệu Kodak

Với slogan "Bạn chỉ cần bấm nút, chúng tôi sẽ làm phần còn lại", George Eastman đã chọn cách giới thiệu chiếc máy ảnh đầu tiên của Kodak với thế giới như vậy từ năm 1888. Kể từ đó, công ty Eastman Kodak đã cho ra một loạt sản phẩm khiến việc chụp ảnh trở nên đơn giản hơn, tiện dụng và cũng thú vị hơn.

 

 

Máy cổ hiệu Canon (Nhật).

 

www.tindoco.com
BỘ MÔN SƯU TẬP

WEB-LINKS
THÚ CHƠI ĐỒ CỔ
 
 
THÚ CHƠI ĐỒ CỔ

Chơi máy ảnh cổ  

Một tay máy chuyên chụp ảnh thời trang và bìa tạp chí danh tiếng nhưng chỉ trung thành với chiếc máy cổ sản xuất trước Thế chiến II. "Oách" hơn, không ít người còn ôm máy ảnh lên... giường ngủ cùng như tình nhân.

Mối duyên với máy ảnh cổ

Trước năm 1991, khi chưa mở cửa hàng ảnh Á Đông trên phố Hàng Trống, anh Lê Thành đã thích chơi máy ảnh và có tiếng trong giới săn lùng máy cổ nhiều năm trời. Số là Lê Thành có người anh trai tên Lê Khắc "sống chết với máy ảnh" và đương nhiên anh Thành được truyền nghề và "đồng sở hữu" cả "gia sản" quý giá đó. Cho đến tận bây giờ, giới săn lùng máy ảnh vẫn thường gọi cửa hàng của anh Thành là Thành Khắc bởi đó là hai anh em dính lấy nhau như hình với bóng.

Giới sưu tầm máy ảnh cổ có hai loại. Một là rất am tường về máy, chỉ sưu tầm những chiếc thật quý, đúng series, đúng chủng loại, thật "độc" và đắt mấy cũng gật đầu. Loại thứ hai thì chiếc máy cổ nào cũng mua và sưu tập càng nhiều càng tốt làm sao cho đủ bộ và phong phú. Anh Thành tự xếp mình vào nhóm "tham lam", có càng nhiều máy cổ càng tốt với quan niệm "trong số nhiều chiếc máy ảnh cổ thế nào cũng có cái độc và quý.

Bộ sưu tập máy ảnh của Lê Thành có chừng 500 chiếc mà anh cho rằng "tương đối hoàn hảo" nhưng chỉ có chừng 200 chiếc trong số đó thực sự là quý giá và được xếp loại một. Có những chiếc máy Thành đang sở hữu như chiếc Leica sản xuất cho quân Đức hiệu Luftwaffe cả VN không có chiếc thứ 2. Có chiếc Canon dòng F1 rất quý được sơn màu xanh quân đội cũng là hàng "độc" luôn.

Niềm đam mê máy ảnh cũng là cơ duyên để anh Thành có những người bạn thân thiết cả trong và ngoài nước. Tình cờ anh gặp được một người Italia sở hữu một kho máy ảnh được bảo quản như một nhà băng. Pieeluigi Cecchi là một "đại gia" trong làng chơi máy ảnh. Với Lê Thành Pieeluigi Cecchi không chỉ là người cùng sở thích mà còn là một người thầy trong lĩnh vực máy ảnh cổ và rất nhiều điều anh đã học được ở Pieeluigi Cecchi. Lê Thành và ông Pieeluigi Cecchi có nhiều cơ hội gặp nhau qua những chuyến làm việc của "thầy" tại VN và những chuyến du lịch Ý của Thành. Anh cũng có nhiều người bạn Đài Loan, Nhật... chuyên sưu tập máy ảnh cổ. Có ông bạn người Nhật mỗi lần đặt chân xuống sân bay Nội Bài, người đầu tiên anh gọi điện là Lê Thành. Anh cũng là người tìm mua và tặng anh Thành những chiếc máy rất quý.

Nhận dạng máy ảnh cổ

Không phải chiếc máy nào dân sưu tầm cũng thích dù là của hãng tên tuổi đi nữa thì cũng tuỳ từng series, chủng loại mới được xếp vào hàng săn lùng. Có loại chỉ để dùng thì giá trị không cao. Nếu nhắc đến máy ảnh cổ thì phải kể đến trước tiên loại sản xuất tại Tây Đức như Leica, Rolleiflex... Không chỉ dừng lại ở việc sưu tập máy cổ của các hãng tên tuổi, chỉ có những dòng máy riêng được dân sưu tập săn lùng. Đặc biệt là những chiếc máy kỷ niệm 50 năm, 100 năm thành lập hãng thì lại càng quý giá vì thường được làm bằng vàng và rất hiếm.

Máy ảnh cổ là máy cơ hoàn toàn, chất liệu ống kính rất bền, chúng thuộc loại "nồi đồng cối đá" ngay cả trong điều kiện không cần bảo quản kỹ lắm. Anh Thành cũng dành riêng một tủ kính chống ẩm dày gần 2mm tại cửa hàng để đặt những chiếc máy ảnh cổ đủ loại anh sưu tầm được. Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong bộ sưu tập anh sở hữu và tất nhiên, có những chiếc không bao giờ bán. Chiếc tủ quay mặt ra đường và vô tình là điểm dừng chân của khách nước ngoài, mỗi lần nhìn thấy họ đứng lại ngắm nghía say sưa, anh như mở cờ trong bụng. Chẳng cần khoe ai về chiếc máy ảnh mình mới mua được, anh cũng dành hàng giờ để ngắm nghía chúng dù công việc kinh doanh quá bận rộn.

Chơi máy ảnh cổ không dễ vì khá lích kích và thao tác phức tạp tuy nhiên chất lượng hình ảnh thì rất hoàn hảo. Mỗi loại máy ảnh cổ có một gu hình ảnh khác nhau. Với những người thật tinh thì nhìn ảnh là biết chụp từ máy nào. Ống kính của Nhật sắc nét hơn (thường dùng chụp phong cảnh) nhưng không mềm dịu bằng ống kính của Đức (chụp chân dung). Riêng máy của Rolleiflex mỗi loại cũng cho hình ảnh khác nhau. Máy Đức thường được giới sưu tầm máy ảnh cổ yêu thích vì gì thì gì Đức vẫn là nước đi dầu về công nghệ đặc biệt là sản xuất máy ảnh.

Máy Đức rất bền và có giá, sản xuất ít, chất lượng cao và tất nhiên là giá thành cao trong khi đó máy ảnh của Nhật sản xuất hàng loạt và giá rẻ dành cho nhiều đối tượng. Khác biệt là vậy nhưng chất lượng máy ảnh Nhật không thua kém Đức, thậm chí theo đánh giá của những chuyên gia về máy ảnh ở HN, ống kính của Nhật còn tốt hơn loại sản xuất tại Đức và tính năng sử dụng thuận tiện hơn. Mỹ thì không phải là cường quốc về máy ảnh chỉ có Grapflex và Kodak là "xịn" nhất. Khi đèn Flash chưa ra đời người ta phải dùng đèn Ma-nhê chuyên dụng nhưng rất hiệu quả.

Bán máy vì miếng ăn, tiếc....!

Đã là dân sưu tập thì ít nhất cũng có lần gặp một chiếc máy ảnh cổ mình rất thích nhưng không có tiền mua hoặc đã sở hữu một chiếc rất quý rồi nhưng vì miếng cơm manh áo hoặc lý do nào đó mà phải "cắn răng" bán chúng đi. Đó cũng là điều làm các tay chơi trăn trở và không ít lần nuối tiếc. Chỉ còn cách an ủi là "nếu có niềm đam mê và thời gian thì sẽ bù đắp lại được, có khi còn tìm được chiếc máy quý hơn cái đã mất". Cũng với tâm niệm như thế, kho máy ảnh của anh Lê Thành cứ ngày một đầy thêm.

Bây giờ anh đã là "cây đa cây đề" của giới chơi máy ảnh cổ của Hà Nội và cả VN. Nhận được rất nhiều lời đề nghị dễ chịu mua lại những chiếc máy ảnh cổ của mình nhưng Thành nhất định không đồng ý vì anh đã có nhiều "bài học đắt giá" về chuyện cho đi những chiếc máy cổ của mình. Trước đây anh Thành cũng có 1 vài chiếc trong đó có "quả" kỷ niệm 50 năm thành lập hãng Leica và Canon... nhưng rồi gánh nặng cơm áo đã buộc anh phải cay đắng bán đi.

Cái cảm giác mua được một cái máy ảnh cổ của anh Thành vẫn còn nguyên vẹn. Điểm khác duy nhất là bây giờ anh đã yên tâm hơn khi có chúng, không phải đặt ra câu hỏi "không biết mình có giữ được nó không?" như trước đây. Mỗi khi mua được một chiếc máy ảnh cổ, anh lại cho vào hộp và cẩn thận chú thích tên người bán, ngày tháng mua và ghi bút tích của mình. Anh Thành quan niệm, mỗi khi mua được một chiếc máy cổ thì quên nó đi và không nghĩ đến giá trị quy đổi sang tiền của nó thì mới có can đảm sở hữu chúng lâu dài và không "mờ mắt" vì những lời để nghị mua lại với giá ngất ngưởng. Có những chiếc thành mua được với giá rất rẻ nhưng lại rất quý nhưng có những chiếc máy cổ phải mua hết giá.

Có một kỷ niệm mà đến bây giờ anh Thành vẫn cảm thấy tiếc nuối. Anh kể: "Hơn 10 năm trước, khi tôi tìm đến gia đình một nhiếp ảnh gia có tiếng để hỏi những chiếc máy ảnh cổ nhưng rất tiếc, cụ đã mất. Tôi hỏi thăm về những chiếc máy ảnh cổ của người quá cố thì chị con gái của cụ nói có rất nhiều máy ảnh nhưng không ai dùng nên vứt ngoài góc vườn. Tôi ra vườn nhặt nhạnh nhưng chúng đã mục hết, chỉ nhặt được mấy đầu ống kính thôi. Đó là những điều làm mình cảm thấy xót xa". Bây giờ thì anh Thành không phải đi lùng sục cả VN để tìm mua máy ảnh cổ nữa vì tiếng tăm của "Thành máy ảnh cổ" đủ để người ta tự mang máy ảnh cổ đến bán cho anh và anh thì sẵn sàng mua lại máy ảnh với giá rất ổn.

Ông Pieeluigi Cecchi cũng đã mua của Thành nhiều máy ảnh cổ. Có những chiếc tưởng đã bán hết giá như một chiếc Nikon lên đến 2400 USD nhưng bán xong cho ông Pieeluigi Cecchi, anh Thành mới biết mình bị hố vì nó có thể bán được 10.000 USD tại Italia. Có chiếc Leika ông Pieeluigi Cecchi mua của Thành chưa đến 500 USD nhưng với ông thì nó là vô giá vì series đó chỉ sản xuất 200 chiếc cho quân đội Mỹ dùng tại chiến trường VN. Như vậy để biết giá trị của chúng như thế nào.

"Chọn mặt gửi... máy ảnh"

Có một điều mà ngay cả giới sưu tầm máy ảnh cổ kính nể anh Lê Thành ngoài kho máy ảnh cổ đồ sộ là nhiều khi chỉ vì người mua cùng niềm đam mê với mình, anh có thể bán chiếc máy họ thích với giá như cho. Đó là sự trân trọng một tấm lòng chứ không phải là một cuộc mua bán vì lợi nhuận. Lê Thành nhớ lại: "Có những chiếc máy ảnh tôi chỉ mua với giá 50.000 đồng mà chỉ bán với giá 5USD mà những năm đó 1 USD chỉ có 11.000 đồng. Đó là một cậu sinh viên nước ngoài đến VN du lịch nhưng vô cùng thích cái máy ảnh cũ kỹ và xinh xắn nên tôi quyết định bán cho anh chàng đó dù chỉ lãi có 5000 đồng. Khi đã gặp được những người cùng đam mê máy ảnh cổ như mình thì giá cả lúc đó không thành vấn đề nữa, thậm chí còn tặng máy cho nhau". Anh Thành thao thao bất tuyệt: "Có một người nước ngoài đến cửa hàng của tôi một lần nhưng không hiểu lý do mà không quay trở lại. Khoảng 2 năm trước, ông ta nhờ một người bạn đến cửa hàng tôi với một mảnh giấy khi rõ loại máy vị trí của nó trong tủ. Điều này làm tôi thực sự ngạc nhiên".

Có những nhà nhiếp ảnh lâu năm thì họ thích máy cổ với lý do cá nhân. Riêng Đỗ Anh Tuấn - Tuấn "cận", anh nâng niu máy ảnh cổ và cảm thấy có thể đối thoại với nó, một cảm giác mà không thể có được khi mua một chiếc máy mới tinh trong cửa hàng. Anh giải thích: "Có thể nó đã sống với mình lâu rồi và thường xuyên mở ra ngắm nghía chăm chút nó. Hơn nữa, dù đã 50 năm, 70 năm tuổi chúng vẫn làm việc rất tốt. Với chiếc Rolleiflex 50 năm tuổi, tôi vẽ những hình rất kỳ quặc lên vỏ máy để tạo một phong cách riêng". Tuấn "cận" là tay máy có tiếng về chụp quảng cáo và thời trang và thường xuyên chụp tranh bìa cho Heritage, Sành Điệu, Phong Cách Việt, VN Discovery, The Guide... Anh còn mở một galery ảnh Life tại phố Hàng Khay HN vừa để trưng bày những bức ảnh màu và đen trắng, vừa để bán ảnh.

Hiện anh Tuấn có trong tay vài chiếc máy cổ từ 50-60 tuổi hiệu Contax, Rolleiflex trong đó chiếc anh quý nhất là MAMIYA dòng Universal của Nhật Bản. Đây là chiếc máy được rất nhiều phóng viên chiến trường dùng trong Thế chiến II. Nó đã tạo nên cả một cuộc cách mạng khi gắn tay cầm bên trái để không phải đặt trên giá máy. Anh rất hoan hỉ khi mua được chiếc túi da "Made in USA" rất đồng điệu với chiếc máy cổ. Cũng nhiều lần anh phải ngậm ngùi cho đi chiếc máy cổ của mình do rất quý bạn và muốn chia sẻ với những người còn thích chiếc máy đó hơn mình. "Khi bán đi một chiếc máy cổ, tôi có nói một cách rất khôi hài khi tôi ví với chuyện kiếm hiệp ngày xưa, khi trao kiếm hoặc bán kiếm báu thì phải cho đúng người, không ai trao nó cho ông bán thịt cả. Về giá trị vật chất, có thể chiếc máy ảnh cổ đó rất rẻ hoặc rất đắt nhưng về giá trị tinh thần thì nó là vô giá. Tuy nhiên, yếu tố quyết định với các bức ảnh vẫn là tình cảm, cái đầu và lòng đam mê nhiếp ảnh".

Dùng máy cổ để chụp ảnh thời trang


Nhìn bề ngoài, có vẻ như rất mâu thuẫn khi một nhà nhiếp ảnh chuyên đi chụp những gì thời trang nhất lại chỉ trung thành với chiếc máy cổ sản xuất trước Thế chiến II. Chính anh Tuấn thừa nhận: "Đó là điều rất trái khoáy. Chắc chắn nhiều người sẽ thấy tôi là một con người mâu thuẫn. Nếu vác cái máy này đi đường thì chắc chắn sẽ có người chạy theo xem vì thường máy cổ người ta nghĩ chỉ để trong tủ kính. Tôi cũng nhận thấy điều đó nhưng quan trọng là sự mâu thuẫn ấy không tạo nên sự xung đột. Với cách chụp hiện đại đi chăng nữa thì đôi khi người nghệ sĩ cũng cần những khoảnh khắc nhanh, chộp lấy những sự kiện hoặc thể hiện ý tưởng. Với máy cơ thì người ta vẫn có thể làm được điều đó".

Một phần vì Đỗ Anh Tuấn rất yêu mến chiếc máy cổ, "dùng vẫn tốt thì cớ gì và vứt nó đi", một phần vì mua một chiếc máy chuyên dụng chụp ảnh thời trang rất đắt, đến chục ngàn USD. Anh tâm sự: "Đã rất nhiều lần tôi nghĩ đến việc sắm một chiếc máy thật xịn auto focus khi tôi bị cận nặng và phản xạ yếu đi do đã có tuổi. Nhưng tôi nghĩ chụp ảnh đã là bản năng, đôi khi sự ước lượng về khuôn hình và ngắm lấy nét là một phản xạ và tôi làm điều đó không khó khăn lắm". Đỗ Anh Tuấn là một trong những nhân vật hiếm hoi vừa yêu thích máy ảnh cổ, vừa thích sưu tầm máy cổ, vừa là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có nghề. Chính vì vậy, anh có một mối liên hệ đặc biệt với nhiếp ảnh và những chiếc máy cổ.

"Ôm máy ảnh lên... giường"

Ở HN chưa có các CLB dành cho những người chơi máy ảnh cổ. Nhưng niềm đam mê đã kéo những người mê máy ảnh cổ lại với nhau. Điểm thú vị là mỗi người lại có một chiếc máy khác nhau. Mỗi lần đi uống cafe hay tụ tập, nhóm của Tuấn "cận" trong đó có: Khanh "béo", Tuấn "Bác sĩ", Cường "ngân hàng", Dũng "sốt rét" (pv Việt Dũng - báo Tuổi Trẻ)... mỗi người đều "vác" theo máy đến bình luận. Cuộc gặp mặt này không có định kỳ nhưng rất rôm rả, có khi thao thao bất tuyệt đên sáng.

Cách đây 5 năm, HN rộ lên thú chơi máy ảnh Rolleiflex. Vậy là anh Tuấn nảy ra ý tưởng mở một cuộc triển lãm với những bức ảnh được từ máy Rolleiflex. Anh cũng là người "đầu têu" trước mỗi khu vực để ảnh của từng người sẽ đặt chiếc Rolleiflex làm nên những bức ảnh đó phía trước.

Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch này không đơn giản và đến giờ vẫn chưa thành hiện thực. Máy Rolleiflex có khuôn hình vuông, mỗi chiều 6mm và có được những bức ảnh đẹp rất khó. Hầu hết những người chơi máy ảnh cổ có thú đam mê nhiếp ảnh thì ông nào cũng có nhiều lần ôm máy ảnh lên giường. Riêng Tuấn "Bác sĩ" đặt tên cho máy của mình là "Từ Hy Thái Hậu". Chiếc máy ảnh hiệu Rolleiflex (Đức) được giới thiệu lần đầu năm 1928 và là một trong những loại máy được ưa chuộng nhất thế giới.

Nhắc đến dân chơi máy cổ thì không thể không nhắc đến ông Tự, người sở hữu chiếc máy ảnh cổ "độc" nhất Đông Nam Á hiện đang được anh bảo quản trong tủ kính. Chiếc máy này rắt đắt tiền, chỉ dùng chụp trong các salon lớn. Nó từng thuộc sở hữu của một ông thợ ảnh già ở Băng-cốc (Thái Lan) suốt nửa thế kỷ và được bảo quản rất cẩn thận. Khi tới VN, ông định mở một salon nhưng ý định không thành vì mắc bệnh Pakison.

Cách đây chừng 2 năm, ông thợ ảnh lão luyện đó đã gọi ông Tự đến và bán lại với giá 2.300.000 đồng. Ông Tự từng là người cung cấp máy ảnh cổ cho Khắc, anh trai của Lê Thành. 90% những chiếc máy cổ và xịn nhất của Thành Khắc đều do ông Tự "điều chuyển", cứ có lãi là bán. Nhưng bây giờ, khi đã có của "ăn của để", ông Tự lại... tiếc vì những chiếc máy quý nhất lại nằm trong tay ông Thành. Những chiếc máy cổ một chút dù là không hoàn hảo ông Tự cũng muốn giữ lại.

Bích Hạnh

Ảnh: Nguyên Vũ

Theo VietNamNet