www.tindoco.com
BỘ MÔN SƯU TẬP

WEB-LINKS

CHỢ ĐỒ CỔ

Vừa được cập nhật vào ngày 5/6/2005

Ban đầu đồ cổ được trao đổi qua lại bởi các người chơi, các nhà sưu tập. Càng ngày người chơi càng nhiều, nhu cầu càng cao. Vì thế xuất hiện những người chuyên đi thu mua đồ cổ các nơi rồi bán lại cho người chơi. Người ta gọi đó là các lái buôn đồ cổ. Họ không thích và cũng không hiểu đồ cổ bằng người chơi, nhưng họ lại tiếp xúc nhiều với đồ cổ, cho nên kinh nghiệm phân biệt thật-giả , cũ-mới nhiều khi hay hơn người chơi. Đôi khi những lái buôn lâu năm trong nghề hầu như cũng bị ...nhiễm bệnh ''ghiền đồ cổ'' như người chơi, không dứt ra được.

Nhưng, lái buôn như vậy vẫn chưa lập thành chợ đồ cổ. Còn một nhóm ''cao cấp'' hơn, đó là người bán. Chợ đồ cổ được cấu thành từ các sạp, tiệm bán đổ cổ của họ. Người bán sẽ mua lại đồ của lái buôn rồi bán lại cho người chơi. Sở dĩ họ mua được rẻ là vì có quan hệ mua đồ lâu dài với lái buôn, họ có thể cung cấp vốn, dặt hàng và thuê hẳn một đội ngũ lái buôn phục vụ cho việc săn lùng đồ cổ. Nguồn hàng càng dồi dào, hiếm, lạ....thì càng thu hút nhiều người mua. Với giá bán ra cao ngất ngưỡng, họ nhanh chóng làm giàu. Câu ''một vốn, bốn lời'' đối với họ...chỉ là chuyện nhỏ!

Nhìn qua nhìn lại, người chơi vẫn là người thiệt thòi nhất! Họ mang lại lợi nhuận to lớn cho cả người bán lẫn lái buôn. Nhưng sự thật phũ phàng là không phải lúc nào bỏ ra thật nhiều cũng sẽ gặt hái được nhiều. Ai đã chơi đồ cổ đều đã ít nhiều nếm trải vị đắng của đồ cổ. Có thể mới đó tưởng chừng như đang ''lên mây'', rồi sau đó mới biết là ''vực thẳm''. Nhưng vị ngọt của đồ cổ vẫn thường đến với những người kiên tâm, vững kiến thức, nhiều kinh nghiệm, cộng với 1 chút may mắn...

Chợ đồ cổ nói riêng, cũng như thị trường mua bán đồ cổ nói chung tiềm tàng những món lời to lớn, cũng như luôn ẩn chứa những rủi ro. Nhưng khác với các môi trường đầu tư khác, ở đây rủi ro có thể giảm xuống tối thiểu thông qua việc rèn luyện và trao dồi kiến thức về đồ cổ.

 
 
Email: tin@tindoco.com